Cách sửa cây lau nhà với 3 lỗi thường gặp nhất

Cây lau nhà là dụng cụ không thể thiếu trong các gia đình hiện nay. Có nhiều loại cây lau nhà khác nhau, nhưng có lẽ, cây lau nhà 360 độ là phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện các vấn đề cần sửa chữa, khắc phục. Dưới đây là cách sửa cây lau nhà với 3 lỗi thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo.

Tìm hiểu cấu tạo của bộ cây lau nhà

Hiểu rõ cấu tạo sẽ giúp bạn tìm cách sửa cây lau nhà nhanh chóng và dễ dàng hơn. Cây lau nhà 360 độ là dụng cụ vệ sinh có sự khác biệt hoàn toàn so với các loại cây lau nhà phổ biến khác.Ở phần chổi lau, người dùng có thể xoay 360 độ, rất tiện lợi, lau chùi tốt hơn, nhanh hơn và tiết kiệm sức lực cho việc vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa. Bộ cây lau nhà có thiết kế bao gồm cây lau và thùng chứa nước. Trong đó:

  • Phần cây lau được chia làm ba bộ phận: là tay cầm, trục quay và đầu bông lau. Thân cây chủ yếu được làm từ inox, rất nhẹ, bền và nhưng mang đến sự chắc chắn trong quá trình sử dụng. Phần trục quay 360 độ giúp bạn có thể sử dụng linh động. Bông lau nhà thường được làm chủ yếu từ sợi tổng hợp, mềm mại, có khả năng thấm hút nước tốt, dễ dàng làm sạch sàn nhà.
  • Thùng chứa nước thường được làm bằng nhựa, có rổ vắt xoay 360 độ hoạt động dựa trên lực ly tâm. Rổ vắt thường được làm bằng inox, nhưng cũng có loại bằng nhựa với mức giá phù hợp hơn. 

Có thể thấy, cấu tạo của cây lau nhà không quá phức tạp nên cách sửa cây lau nhà cũng sẽ đơn giản hơn khi bị hỏng hóc. 

Bộ cây lau nhà
Bộ cây lau nhà

Các lỗi thường gặp và cách sửa cây lau nhà

Cây lau nhà bị kẹt

Cây lau nhà bị kẹt, không xoay được ở phần bông lau là một trong các lỗi thường gặp nhất. Nguyên nhân xuất phát từ việc ma sát giữa thân cây và phần đầu đã bị giảm, do mài mòn trong quá trình sử dụng lâu ngày. 

Cách sửa cây lau nhà bị kẹt chính là dùng 1 mảnh vải quấn và buộc lại ngay tại vị trí nối giữa cây cầm và đầu lau.Sau đó, sử dụng một sợi thun buộc vào cùng với vị trí đó để tăng ma sát, có thể tăng giảm lượng thun tùy ý để có lực ma sát phù hợp.

Tin hot mỗi ngày: Top 10 mẫu cây lau nhà bán chạy nhất tại Phúc Hoà hiện nay

Cây lau nhà bị tuột

Thân cây lau nhà lỏng lẻo, bị tuột rời thành các đoạn khác nhau. Tình trạng này cũng rất phổ biến sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân có thể do bạn lắp cây lau nhà chưa đúng hướng dẫn hoặc sử dụng lâu ngày khiến cho các khớp nối bị khô dầu.

Cách sửa cây lau nhà rất đơn giản, bạn hãy thử tháo rời các chi tiết phần thân cây và lắp ráp lại lần nữa đúng theo cách hướng dẫn. Đối với cây lau nhà đã sử dụng lâu thì tháo ra và bôi lại dầu nhớt vào vị trí các khớp nối rồi lắp ráp lại là có thể tiếp tục dùng trơn tru.

Ngoài ra, còn trường hợp thân cây lau nhà bị tuột liên tục, không thể cố định trong lúc lau dọn, vệ sinh. Nguyên nhân là do hỏng khóa hay kẹt khóa gạt xoay chỉnh nên không cố định được chiều dài trên thân cây lau.

Đối với tình trạng này, cách sửa cây lau nhà gãy gạt khóa, có thể dùng keo dán nhựa chuyên dụng để nối lại đoạn nhựa đã bị gãy. Hoặc sử dụng dây sắt nhỏ, buộc nối vào khóa cũ (nếu bị mất hẳn gạt khóa) để chỉnh cố định và tiếp tục sử dụng.

Tuột thân cây lau nhà
Cách sửa cây lau nhà bị tuột thân cây

Chổi lau xả không sạch, không ráo nước

Cây lau nhà không ráo nước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc vệ sinh dọn dẹp. Tình trạng này có thể do mâm lau bị giảm lực ly tâm, xoay không đủ mạnh để vắt kiệt đầu chổi. Ngoài ra, còn có thể chất liệu bông lau kém chất lượng nên không thể vắt được ráo nước. 

Khi gặp phải trình trạng này, bạn cần kiểm tra xem đã mở khóa chốt ở trên thân cây lau hay chưa. Nếu như khóa lỏng sẽ không tạo lực nhấn đủ mạnh và đều để mâm xoay lực ly tâm giúp vắt khô bông lau.

Tham khảo ngay: Cây lau nhà công nghiệp khoẻ và bên nhất hiện nay

Lưu ý khi sử dụng cây lau nhà

Sử dụng cây lau rất tiện lợi cho việc vệ sinh dọn dẹp nhà cửa, nhưng để chúng có tuổi thọ lâu dài, ít gặp tình trạng hỏng hóc thì cần chú ý những điều dưới đây:

  • Cần tháo lắp cây lau nhà và thay bông lau đúng theo hướng dẫn để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả.  
  • Cần mở khóa trên thân cây trước khi đặt cây lau nhà vào lồng quay 360 độ để vắt khô nước, tránh tình trạng chưa mở khóa mà đã nhấn vào lòng quay rất dễ làm gãy thân cây lau.
  • Khi vắt nước, bạn nhấn đều tay và liên tục cây lau vào lồng quay với lực vừa phải. Lưu ý không nhấn quá mạnh, làm hư hỏng cây lau, cũng như lồng quay.
  • Trong khi sử dụng cây lau nhà, bạn nhớ khóa chốt trên thân cây lau để giữ cố định và dễ dàng vệ sinh. 
  • Khi sử dụng xà phòng lau nhà cần xả sạch phần chổi lau, thùng chứa nước sau khi sử dụng. Như vậy không chỉ đảm bảo vệ sinh, tránh ẩm mốc vi khuẩn phát triển mà còn giúp bộ lau nhà luôn mới mẻ, sáng bóng.
  • Sau khi sử dụng, bạn nên đặt sản phẩm ở nơi thoáng mát để đầu chổi lau nhanh khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp đến ánh nắng mặt trời, vì các bộ phận được làm từ nhựa, nếu tiếp xúc với ánh năng có thể giòn và dễ vỡ.
Phơi cây lau nhà ở chỗ khô ráo
Phơi cây lau nhà ở chỗ khô ráo

Tham khảo thêm: Cách lắp cây lau nhà đơn giản dễ làm nhất

Trên đây là cách sửa cây lau nhà với 3 lỗi thường gặp nhất hiện nay. Việc sửa chữa cũng rất dễ dàng, không quá phức tạp, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng những thông tin trên từ Phúc Hòa sẽ đem đến hữu ích đối với bạn!

Có thể bạn quan tâm: