6 quy tắc trang trí sân khấu sự kiện chuyên nghiệp, đẹp mắt

Trang trí sân khấu sự kiện là yếu tố then chốt, quyết định trực tiếp đến sự thành công của toàn bộ chương trình. Sân khấu tổ chức sự kiện không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động chính mà còn là tâm điểm chú ý của khán giả và truyền tải thông điệp của sự kiện. Dưới đây là 6 quy tắc cơ bản khi thiết kế sân khấu sự kiện cả trong nhà lẫn ngoài trời đẹp mắt, ấn tượng, ý nghĩa mà dân làm sự kiện nhất định phải biết.

Tầm quan trọng của việc trang trí sân khấu sự kiện

Thiết kế sân khấu sự kiện là khâu cực kỳ quan trọng, góp phần tạo nên bầu không khí và dấu ấn cho  toàn bộ chương trình. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi thiết kế sân khấu sự kiện đẹp và chuyên nghiệp:

Tạo ấn tượng đầu tiên: Sân khấu là tâm điểm của mọi sự kiện, là nơi tập trung mọi ánh mắt của khán giả. Sân khấu tổ chức sự kiện được trang trí đẹp mắt và chuyên nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, giúp khách mời cảm nhận được sự chuyên nghiệp của ban tổ chức.

Thể hiện chủ đề và thông điệp: Trang trí sân khấu đúng chủ đề giúp truyền tải rõ ràng thông điệp của sự kiện. Sự đồng bộ về màu sắc, biểu tượng, các phụ kiện trang trí đều phản ánh nội dung và tinh thần mà sự kiện muốn truyền tải.

Khơi dậy cảm xúc và tạo ra kết nối từ phía khán giả: Sân khấu sự kiện ngoài trời được trang trí hài hòa, sáng tạo sẽ khơi gợi cảm xúc và giúp khán giả kết nối mạnh mẽ hơn với MC chương trình. Điều này cũng tạo ra bầu không khí ấm cúng, gắn kết, sôi động và trang trọng tùy thuộc vào tính chất của sự kiện.

Các quy tắc thiết kế sân khấu sự kiện trong nhà và ngoài trời

Dưới đây là 6 quy tắc căn bản cần nắm rõ khi tiến hành trang trí sân khấu tổ chức sự kiện cả trong nhà lẫn ngoài trời:

Đúng đối tượng và đúng tính chất sự kiện

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi trang trí sân khấu sự kiện là xác định đối tượng khán giả và mục đích tổ chức sự kiện. Bạn phải tìm ra một thông điệp cho sự kiện của mình, từ đó lên ý tưởng thiết kế sao cho phù hợp.

Tính chất và thông điệp sự kiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến backdrop sân khấu, từ tone màu, ý tưởng chủ đạo đến cách thể hiện. Với những sân khấu sự kiện ngoài trời cần sự năng động, trẻ trung và tươi mới thì thiết kế các hạng mục trang trí cũng cần tươi sáng, nổi bật và hài hòa với thiên nhiên. Ngược lại, với những sự kiện hội nghị hay sự kiện trang trọng, thể hiện giá trị văn hóa thì đòi hỏi sân  khấu tổ chức sự kiện phải đơn giản và sang trọng. Trang trí sân khấu sự kiện cho các sự kiện âm nhạc, DJ, thời trang lại đòi hỏi tính thẩm mỹ bùng nổ, và màu sắc tươi vui. 

Vị trí đặt sân khấu chính phải là nơi đẹp, thoáng nhất

Không riêng gì sân khấu sự kiện ngoài trời mà ngay cả các sân khấu trong hội trường, trong nhà, có mái che cũng cần nằm ở vị trí đắc địa nhất. Đây là nguyên tắc thứ hai cần nằm lòng khi trang trí sân khấu sự kiện. Sân khấu không chỉ nằm ở khu vực trung tâm, dễ quan sát mà còn phải đảm bảo không bị vướng tầm nhìn dù khách mời ngồi ở bất cứ đâu. 

Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa sân khấu và cánh gà

Nguyên tắc thứ 3 để có một sân khấu sự kiện đẹp mắt và ấn tượng khi lên hình là đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa sân khấu và cánh gà. Trong ngành thiết kế sân khấu, tỷ lệ 1:1,618  được xem là tỷ lệ vàng giữa cánh gà so với sân khấu chính. Cánh gà nên chiếm một phần nhỏ hơn so với sân khấu nhưng vẫn đủ không gian để thực hiện các công việc hậu trường. Sân khấu chính nên chiếm khoảng 70% đến 80% tổng diện tích, trong khi cánh gà chỉ chiếm 20% đến 30%..

thiet ke san khau su kien 3d

Xem thêm: Top 18 ý tưởng decor sân khấu sự kiện trong “mơ” không thể bỏ qua

Tính toán chiều cao sân khấu cho hợp lý

Điều cấm kỵ khi trang trí sân khấu sự kiện là sân khấu quá thấp hoặc quá cao so với tầm nhìn của khán giả. Đối với các sân khấu sự kiện ngoài trời, bạn có thể tự do sáng tạo trong khâu thiết kế, trong khi các sự kiện quy mô hạn chế trong hội trường, khách sạn lại thường bị giới hạn bởi diện tích và độ cao.

– Đối với các sự kiện nhỏ như hội thảo hay họp mặt nội bộ trong công ty, số lượng khán giả hạn chế, chiều cao sân khấu sẽ dao động trong khoảng từ 40 đến 60cm. Mức chiều cao này giúp khán giả ở gần sân khấu có tầm nhìn tốt mà không cần quá cao.

– Đối với sự kiện quy mô vừa như tiệc cưới, lễ kỷ niệm có sự tham gia của nhiều khách mời nhưng không quá đông, sân khấu nên cao từ 60cm đến 80cm.

– Đối với sân khấu sự kiện ngoài trời cỡ lớn như các buổi hòa nhạc, hội chợ, số lượng khán giả tham dự thường rất đông. Đi kèm với đó là không gian rộng, sân khấu cao khoảng 1m đến 1,5 m để khán giả ở xa cũng có thể nhìn thấy rõ sân khấu.

Hai bên cánh gà trang trí khoa học

Sau khi thiết kế ổn thỏa cho phần trung tâm sân khấu, hãy chuyển qua bố trí sắp xếp vị trí hai bên cánh gà. 90% các loại sân khấu tổ chức sự kiện đều có hai bên cánh gà, tạo chiều sâu cho sân khấu và làm nổi bật trung tâm biểu diễn.

Do vậy, tốt nhất là bạn nên phân chia hai bên cánh gà thành những khu vực khoa học, bao gồm: khu chuẩn bị các tiết mục sắp biểu diễn, khu vực chứa đạo cụ và khu vực điều phối chương trình.. Lưu ý khi trang trí sân khấu sự kiện ở hai bên cánh gà, cần chú trọng đến sự thuận tiện nhất có thể để người biểu diễn, MC có thể lên sân khấu nhanh và bất ngờ nhất

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ sân khấu đúng loại – đúng lúc

Quy tắc cuối cùng cần ghi nhớ khi trang trí sân khấu sự kiện là chọn đúng loại thiết bị hỗ trợ tùy theo mục đích sử dụng. 

– Âm thanh: Hệ thống âm thanh phải được lựa chọn dựa trên quy mô sự kiện và không gian tổ chức. Đối với các sự kiện lớn, cần sử dụng loa và micro chuyên dụng có công suất lớn. Ngược lại, các sự kiện nhỏ có thể chỉ cần hệ thống âm thanh vừa phải.

– Ánh sáng: Ánh sáng phải phù hợp với từng loại sự kiện. Ví dụ, ánh sáng màu có thể được sử dụng trong các buổi biểu diễn âm nhạc để tạo hiệu ứng đặc biệt, trong khi ánh sáng trắng là lựa chọn hoàn hảo cho các hội nghị hoặc hội thảo trang trọng.

– Màn hình LED: Màn hình LED phù hợp cho các sự kiện cần trình chiếu hình ảnh, video hoặc các thông tin khác. Kích thước và độ phân giải của màn hình nên được chọn tùy thuộc vào khoảng cách từ sân khấu đến khán giả.

trang tri san khau su kien

Cách trang trí sân khấu sự kiện

Thiết kế sân khấu sự kiện là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế và cẩn trọng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và tính chất của chương trình.

Bước 1: Xác định chủ đề và mục tiêu của sự kiện

Trước khi bắt đầu trang trí sân khấu tổ chức sự kiện, cần xác định rõ chủ đề, mục tiêu và thông điệp mà sự kiện muốn truyền tải. Chủ đề của sân khấu có thể là một màu sắc chủ đạo, biểu tượng của thương hiệu hoặc tham khảo các phong cách kiểu hiện đại, cổ điển, tối giản, thiên nhiên.

Bước 2: Lên kế hoạch thiết kế

– Lập sơ đồ sân khấu để xác định vị trí của các thành tố chính như bục phát biểu, màn hình LED, đèn chiếu sáng, loa và khu vực trình diễn.

– Màu sắc: Tìm ra bảng màu phù hợp với chủ đề để tạo cảm giác nhất quán cho toàn bộ sân khấu.

– Mô hình sân khấu: Lựa chọn các loại hình sân khấu như sân khấu cố định, sân khấu di động hoặc sân khấu lắp ghép tùy theo yêu cầu thẩm mỹ và tính chất của sự kiện.

Bước 3: Sử dụng màn hình và công nghệ

– Màn hình LED: Sử dụng màn hình LED lớn để hiển thị hình ảnh, video và các hiệu ứng kỹ xảo giúp thu hút sự chú ý và tạo điểm nhấn cho sân khấu.

– Ánh sáng: Đèn chiếu sáng là yếu tố quan trọng, không chỉ làm nổi bật các phần chính của sân khấu mà còn tạo ra bầu không khí phù hợp. Bạn có thể sử dụng đèn màu, đèn pha hoặc đèn chiếu theo vùng để tăng hiệu ứng thị giác cho các khán giả.

– Âm thanh: Đảm bảo hệ thống âm thanh chất lượng cao để phát nhạc, phát biểu và các hiệu ứng âm thanh truyền tải rõ ràng và sống động.

Bước 4: Trang trí hậu cảnh (backdrop)

Backdrop sân khấu là phông nền chủ đạo của sân khấu, thường được thiết kế theo chủ đề của sự kiện. Backdrop có thể là một bức tường trang trí, màn hình LED hoặc hệ thống rèm và vải trang trí theo kiểu truyền thống. 

Bước 5: Trang trí phía trước sân khấu và hai bên cánh gà

– Hoa tươi, tiểu cảnh hoặc cây cảnh giả để tạo thêm sức sống và giúp không gian sân khấu tự nhiên, mềm mại hơn.

– Đèn lồng, đèn nến, các tác phẩm nghệ thuật phù hợp với chủ đề cũng có thể được sử dụng để làm điểm nhấn cho phần trước của sân khẩu và lối đi.

– Băng rôn và biểu ngữ với thông điệp sự kiện, khẩu hiệu hoặc hình ảnh liên quan để làm nổi bật ý nghĩa của sự kiện.

Bước 6: Tạo lối đi và bậc thang

Phần lối đi hoặc bậc thang đi lên sân khấu cũng cần được trang trí sao cho hòa hợp với tổng thể sự kiện. Phần này có thể sử dụng thảm, đèn LED chạy dọc lối đi, hoặc hoa tươi đặt dọc theo các bậc thang.

Trang trí sân khấu sự kiện không chỉ đơn thuần là khâu sắp xếp các yếu tố một cách thẩm mỹ mà còn tạo nên bầu không khí và dấu ấn đặc trưng cho sự kiện. Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, ánh sáng và âm thanh sẽ biến sân khấu tổ chức sự kiện trở thành tâm điểm của mọi ánh nhìn. Hãy áp dụng 6 quy tắc thiết kế sân khấu sự kiện đẹp với sức sáng tạo vô hạn để nâng cao chất lượng chương trình, đồng thời để lại những trải nghiệm khó quên trong lòng khán giả.

Xem thêm về sản phẩm sân khấu di động Phúc Hòa tại webiste: https://phuchoa.com.vn/

Có thể bạn quan tâm: