Gỗ là vật liệu thông dụng, thường thấy ở rất nhiều sản phẩm nội thất, đặc biệt là trong các thiết bị khách sạn. Ở bài viết này xin giới thiệu 1 số loại gỗ cơ bản, ưu và nhược điểm để khách sạn nắm rõ, sử dụng, bảo quản đồ sao cho phù hợp.
Nội dung chính:
I. 2 loại gỗ chính thường thấy: gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ cây trồng lâu năm. Tùy vào từng đặc tính của các giống cây và tuổi thọ của chúng mà chất lượng gỗ sẽ có sự khác biệt. Để làm ra các sản phẩm từ gỗ tự nhiên, các người thợ lành nghề cũng phải trải qua rất nhiều gia đoạn từ phơi ráo nước thân cây, sau đó là tẩm sấy sản phẩm để đảm bảo độ dai và chắc chắn.
Ưu điểm:
- Độ bền: Nhắc tới gỗ tự nhiên là nhắc tới độ bền của nó. Các loại gỗ thông thường có độ bền lên tới hàng chục năm, thậm chí một số loại gỗ có độ bền lên tới hàng trăm năm như gỗ Giáng Hương, Đinh Hương, Trầm,..
- Không bị ảnh hưởng bởi nước: Đa phần các loại gỗ tự nhiên sau khi được xử lý kĩ càng thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi nước. Người dùng sẽ không sợ đồ dùng bị hư hại khi có tiếp xúc với nước.
- Dễ dàng tạo hình: ưu điểm của gỗ tự nhiên mà chắc chắn gỗ nhân tạo không có được là khả năng tạo hình. Với độ bền cao và săn chắc, các người thợ có thể điêu khắc mọi hình thù đẹp mắt lên các sản phẩm gỗ.
- Vẻ đẹp sang trọng: Lợi thế mà gỗ tự nhiên mang lại cho thiết kế thiết bị khách sạn chính là sự cao cấp và sang trọng.
Nhược điểm:
- Giá thành: Đây là hạn chế rất lớn của gỗ tự nhiên. Giá thành các sản phẩm nói chung và thiết bị khách sạn nói riêng làm bằng vật liệu này sẽ cao hơn. Hiện nay do nguồn cung hạn chế, gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm trên thị trường nên gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều hơn.
- Dễ bị cong vênh, nứt: Một đặc điểm của gỗ tự nhiên là có thể giãn nở theo nhiệt độ môi trường, vì vậy đôi khi sẽ thấy phần thân sản phẩm bị nứt 1 chút thay vì hoàn hảo như bề mặt gỗ công nghiệp.
Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là loại gỗ dụng vụn gỗ kèm keo hoặc hóa chất để tạo thành thành phẩm. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay như: ván dăm (plywood), ván ép (MDF, MDF kháng ẩm lõi xanh, HDF), ván PB (particle board), ván MFC.
Ưu điểm: Nhìn chung gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp là 2 loại bổ sung bù trừ cho nhau. Ưu điểm của loại này là nhược điểm của loại kia.
- Độ cong vênh: Gỗ công nghiệp gần như không bị biến dạng bởi sự thay đổi của môi trường, tuy nhiên sẽ bị ảnh hưởng nếu bị đè nặng.
- Gỗ công nghiệp ít bị mối mọt: nguyên liệu được cấu thành là các sản phẩm gỗ được nghiền nát tẩm sấy với các loại keo và chất chống mối mọt, vì thế những côn trùng này dường như không tấn công các sản phẩm bằng gỗ công nghiệp..
- Độ bền: gỗ công nghiệp cũng có độ bền khá cao và không dễ hư hại, đối với các thiết bị khách sạn bằng gỗ công nghiệp ít bị tác động bởi nước nên cũng khá bền.
- Kiểu dáng đa dạng: Gỗ công nghiệp có mẫu mã, màu sắc đa dạng, dễ dàng phù hợp với nhiều kiểu trang trí khách sạn khác nhau. Ngoài ra, gỗ công nghiệp còn khá nhẹ, dễ dàng trong việc di chuyển.
- Giá thành phải chăng: Ngoài những ưu điểm về chất lượng, gỗ công nghiệp còn có giá thành phải chăng phù hợp với các thiết bị khách sạn.
Nhược điểm:
- Độ bền: nếu so sánh với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp có độ bền không bằng. Tuy nhiên điều này cũng không gây quá nhiều phiền hà cho người sử dụng bởi xu thế hiện nay, người dùng sẽ có xu hướng thay đổi nội thất liên tục.
- Dễ thấm hút nước: Nếu như sản phẩm gỗ công nghiệp không được sơn phét kĩ lưỡng thì khả năng thấm hút nước gây biến dạng sản phẩm sẽ rất cao. Vì thế để đảm bảo nhất người dùng cũng nên hạn chế cho gỗ công nghiệp tiếp xúc với nước.
- Dễ biến dạng: gỗ công nghiệp dễ biến dạng nếu để các vật nặng lên, ngoài ra, nếu không bảo quản tốt có thể khiến sản phẩm bị cong vênh, mà thiết bị khách sạn không cho phép có bất cứ vết xấu nào.
II. Các loại gỗ thường được dùng trong thiết bị khách sạn
Gỗ sồi cho các thiết bị khách sạn
Gỗ sồi có tên gọi tiếng anh là Oak, được trồng nhiều ở các nước phương Tây và được ưa chuộng bởi chất lượng gỗ tốt, độ bền cao, vân gỗ đẹp, trọng lượng nhẹ, dễ thi công.
Gỗ sồi được sử dụng làm 1 số vật dụng trong khách sạn như:
- Xe đẩy thức ăn C-13
- Cây treo áo vest J-50
- Cây treo áo J-57, J-40
- Biển chỉ dẫn P-46, P-47
- Giá để hành lý J-48
Gỗ HDF cho các thiết bị khách sạn
HDF (viết tắt của High Density Fiberboard – gỗ sợi mật độ cao) được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có màu vàng đậm, bề mặt nhịn, nhẵn. Giá của HDF cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Khá khó để có thể phân biệt MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường nên một phần sự khác biệt giá thành về các sản phẩm thiết bị khách sạn cũng là do chất lượng gỗ tạo nên.
- Cây treo áo vest J-32, J-50
- Bục phát biểu T-52A
- Các loại bàn ghế tiệc: bàn tròn, bàn chữ nhật, bàn bán nguyệt,…
III. Lời kết
Thông thường các vật dụng thiết bị khách sạn rất khó để kiểm tra chính xác là loại vật liệu gì. Tuy nhiên, có thể nhận biết chất lượng qua mắt thường. Nên đến xem trực tiếp sản phẩm để đánh giá và chọn mua.
Phúc Hòa có showroom trưng bày sản phẩm tại 321 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội. Tham khảo thêm các đồ dùng khách sạn khác tại: Thiết bị khách sạn Phúc Hòa