Ấm siêu tốc hỏng đột ngột gây ra không ít phiền toái, đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh giá cần đun nước nóng nhanh. Tuy nhiên, thay vì tốn cả đống tiền sửa ấm siêu tốc tại các cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục sự cố này ngay tại nhà bằng vài mẹo cực đơn giản, lại không tốn bất cứ xu nào. Cùng tìm hiểu cách sửa ấm siêu tốc hỏng giúp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng khôi phục thiết bị với những công cụ và vật liệu có sẵn trong nhà.
Nội dung chính:
Bỏ túi cách sửa ấm siêu tốc đơn giản tại nhà
Đừng quá lo lắng khi chẳng may ấm siêu tốc không vào điện, không ngắt điện dù nước đã sôi hay hỏng phích cắm, công tắc. Dưới đây là hướng dẫn sửa bình siêu tốc chi tiết giúp bạn tự khôi phục thiết bị nhà bếp một cách hiệu quả:
Cách sửa ấm siêu tốc không vào điện
Ấm siêu tốc không vào điện là một trong những lỗi phổ biến mà nhiều người gặp phải trong quá trình sử dụng thiết bị, khiến ấm không thể đun nước hoặc hoạt động kém hiệu quả, tiêu tốn điện năng. Để sửa ấm siêu tốc không vào điện, bạn phải nắm các rõ nguyên nhân như đứt dây điện, mâm nhiệt ấm siêu tốc gặp sự cố hoặc do sử dụng ấm siêu tốc liên tục không ngừng.
Dưới đây là các nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục hiệu quả:
Phích cắm của ấm siêu tốc bị hỏng
Nếu quan sát thấy phích cắm có dấu hiệu hư hỏng rõ rệt như nứt vỡ, cháy xém hoặc lỏng ổ điện thì bạn phải tiến hành thay phích cắm ấm siêu tốc. Đầu tiên, rút phích cắm ra khỏi ổ điện, dùng tua vít tháo từng ốc vít giữ phích cắm, sau đó tách phần vỏ của phích cắm để lộ các dây điện bên trong. Đảm bảo dây điện phải được kết nối chắc chắn với các cực của phích cắm.
Tiếp đó, tiến hành thay phích cắm ấm siêu tốc bằng cái mới, sau đó siết chặt các ốc vít để đảm bảo các bộ phận bên trong được cố định. Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh, bạn cắm phích cắm vào ổ điện và bật ấm siêu tốc để kiểm tra xem máy đã hoạt động bình thường hay chưa.
Dây dẫn điện bị đứt hoặc hở
Ấm siêu tốc sau một thời gian dài sử dụng khiển mức nhiệt chạy trong dây điện nóng quá mức, gây hỏng hóc phần dây điện, chẳng hạn như giãn, đứt hoặc hở dây. Ngoài ra, đặt ấm siêu tốc ở nơi ẩm thấp, khuất tầm nhìn còn tạo điều kiện cho mối mọt, côn trùng, chuột cắn đứt dây dẫn đến hư hỏng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ấm siêu tốc không vào điện.
Cách khắc phục: Trong trường hợp dây điện bị hở, bạn chỉ cần dùng băng keo chuyên dụng để dán lại đoạn dây điện hở là được. Nếu phát hiện dây điện bị đứt rời, hãy thay dây dẫn mới để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Đun nước liên tục không ngừng nghỉ
Nhiều gia đình có thói quen đun nước liên tục bằng ấm siêu tốc khiến thiết bị không có thời gian nghỉ ngơi. Bình phải làm việc quá công suất cũng là một trong những nguyên do khiến ấm siêu tốc không vào điện, mâm nhiệt luôn trong tình trạng nóng quá mức. Nếu không phát hiện kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến trường hợp cháy mâm nhiệt, đòi hỏi thay mâm nhiệt ấm siêu tốc ngoài cửa hàng rất tốn kém.
Cách khắc phục: Để tránh xảy ra sự cố này, bạn nên giãn cách tần suất đun nước bằng ấm siêu tốc ít nhất 15 phút. Hãy để mâm nhiệt nguội bớt rồi mới cắm điện đun lần tiếp theo để thiết bị có thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo hoạt động hiệu quả, đỡ tốn điện và ít bị hư hỏng.
Phần tiếp xúc giữa ấm siêu tốc và đế gặp sự cố
Giữa thân bình và chân đế của ấm siêu tốc có bộ phận tiếp xúc, giúp bình nhận nhiệt năng để đun sôi nước. Tuy nhiên, sau một thời gian liên tục đặt bình lên chân đế, bộ phận tiếp xúc khó giữ được độ nhạy như ban đầu khiến quá trình truyền điện kém hiệu quả.
Cách sửa ấm siêu tốc không vào điện trong trường hợp này như sau: Đầu tiên, đặt phần chân đế trên một mặt phẳng và quan sát. Dùng một mảnh kim loại mỏng, gảy nhẹ 2 đầu kim loại lên phía trên là được. Lưu ý là hãy thao tác thật nhẹ nhàng để tránh thanh kim loại bị gãy.
Đổ nước vào bình siêu tốc quá mức quy định
Ấm siêu tốc không vào điện cũng có thể do rót nước vào ấm quá vạch Max. Nước sau khi sôi sẽ trào ra ngoài, ngấm xuống phần chân đế và làm hỏng các bộ phận tiếp điện bên trong. Rất nhiều trường hợp chỉ vì đổ nước vào bình siêu tốc quá mức quy định mà gây chập điện, cháy nổ rất nguy hiểm.
Cách khắc phục: Để khắc phục vấn đề này, bạn không nên lấy quá nhiều nước, vượt quá vạch quy định của nhà sản xuất đưa ra. Trước khi cắm điện, hãy lau khô bề mặt bình và chân đế để tránh tình trạng ngấm nước, giúp ấm siêu tốc vận hành tốt hơn và duy trì tuổi thọ lâu bền.
Đầu kim loại trên phần bình siêu tốc bị oxy hóa
Ấm siêu tốc dùng trên 1 năm dễ bị oxy hóa hai đầu kim loại ở phần đế. Điều này dễ dẫn tới hiện tượng ‘’hồ quang điện’’, khiến bình không thể tích điện và truyền nhiệt vào để đun sôi nước.
Cách khắc phục: Nếu ấm siêu tốc không vào điện do lỗi này, bạn chỉ cần dùng tua vít để tháo rời nhẹ nhàng 1 ốc máy ở phần thân đế. Tiếp đó, dùng khăn khô vệ sinh 2 đầu kim loại để lấy hết gỉ sắt rồi lắp lại đúng vị trí là xong.
Chân máy bên trong bị ngấm nước
Chân máy ngấm nước, gỉ sét cũng khiến cho ấm siêu tốc không vào điện, làm gián đoạn quá trình hoạt động của thiết bị nhưng vẫn tiêu hao điện năng như bình thường.
Cách khắc phục: Khi mắc phải sự cố này, bạn cần sử dụng mối hàn điện tử có kích thước nhỏ để sửa. Đầu tiên, vệ sinh bề mặt ấm sạch sẽ, sau đó hàn mối nhỏ vào đế máy là được. Hãy chú ý bảo vệ bộ phận màu trắng, nằm gần vị trí 2 đầu kim loại của ấm siêu tốc để tránh làm hư hỏng.
Tìm hiểu thêm: Trọn bộ phụ kiện của ấm siêu tốc gồm những gì?
Sửa ấm siêu tốc sôi không ngắt điện dù nước đã sôi
Đây là lỗi rất hay gặp trong quá trình sử dụng bình đun siêu tốc. Nguyên nhân ấm siêu tốc sôi không tự ngắt nguồn điện có thể do bộ phận ở miệng ấm rơi ra hoặc lắp không đúng cách. Đóng nắp bình không chặt khiến rơ le không hoạt động cũng khiến ấm đun không tự ngắt nguồn được.
Cách khắc phục:
- Nếu bộ phận lọc ở miệng bình ấm rơi ra hoặc lắp sai, bạn phải lắp lại để ấm hoạt động như bình thường.
- Nếu thấy miệng ấm đóng không chặt, trước khi bật công tắc, bạn phải kiểm tra nắp bình đã đóng hay chưa. Nếu chưa thì đóng chặt lại để tránh tình trạng ấm siêu tốc không tự ngắt nguồn điện.
Rơle ấm siêu tốc không nhảy
Rơle ấm siêu tốc không nhảy là do đứt dây mayso trong mâm nhiệt hoặc đứt dây điện nối từ công tắc đến mâm nhiệt. Nếu rơle bị hỏng hoặc lười vệ sinh bình đun, cặn bẩn tích tụ cũng khiến những sai lệch trong hệ thống cảm biến nhiệt.
Cách khắc phục
- Vệ sinh ấm sạch sẽ, loại bỏ cặn bám dưới đáy ấm bằng hỗn hợp dầu ăn và nước cốt chanh. Ngâm ấm trong 2 giờ rồi tráng lại với nước.
- Kiểm tra kỹ đường dây điện, vệ sinh các điểm tiếp xúc giữa công tắc, rơle, và mâm nhiệt.
- KIểm tra trạng thái dây mayso bằng cách dùng đồng hồ đo điện tử. Nếu trở kháng giữa hai đầu của dây mayso là khoảng 40 ohm thì đây không phải nguyên nhân rơle không hoạt động.
- Trong trường hợp không đủ kinh nghiệm để tự thay rơ le nhiệt ấm siêu tốc hoặc không biết cách sửa rơ le ấm siêu tốc, hãy mang sản phẩm ra cửa hàng điện dân dụng để khắc phục sự cố này một cách nhanh chóng.
Ấm siêu tốc bị rò rỉ nước
Ấm siêu tốc bị rò nước là vấn đề khá phổ biến, có thể làm hỏng ấm và gây nguy hiểm cho người dùng nếu không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu khiến nước bị rò rỉ trong quá trình đun ấm siêu tốc là do lớp phủ bên trong bình bị hư hỏng.
Cách khắc phục: Vệ sinh và lau khô bên trong ấm đun. Sau đó, dán keo silicon trên vùng bị nứt, để khô ít nhất 24 giờ. Sau khi keo khô, đổ nước vào và kiểm tra xem nước còn rí hay không.
Nếu hiện tượng rò rỉ nước là do bộ lọc của ấm siêu tốc hỏng, bạn cần thay thế bộ lọc mới bằng loại bộ lọc thích hợp với ấm.
Xem thêm: Chi tiết cấu tạo của ấm siêu tốc không phải ai cũng biết
Cách sửa công tắc ấm siêu tốc không thể kích hoạt
Việc sử dụng ấm siêu tốc quá nhiều lần, khiến rơ-le trong bình tự động kích hoạt chế độ ngắt mạch, thì bạn sẽ không thể ấn công tắc để sử dụng tiếp. Một số trường hợp, công tắc ấm siêu tốc không kích hoạt được là do lượng nước trong bình quá ít, cảm biến sẽ không phát hiện được dẫn đến ấm không thể hoạt động
Cách khắc phục: Sửa công tắc ấm siêu tốc bằng cách cho thiết bị nghỉ khoảng 30 phút – 1 tiếng sau mỗi lần sử dụng. Nếu cần đun một lượng nước lớn, hay chuyển qua siêu đun nước thay vì ấm siêu tốc.
Đối với trường hợp lượng nước trong bình quá ít, bạn chỉ cần đổ thêm nước đến đúng đến vạch max theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuyệt đối không đổ nước quá đầy, khiến nước sôi tràn ra ngoài, làm ấm siêu tốc không vào điện.
Ấm siêu tốc bị gỉ sét
Sau 1-2 năm sử dụng mà không vệ sinh ấm thường xuyên, cặn đá vôi sẽ đóng lại và tích tụ dưới đáy bình. Điều này làm giảm hiệu quả truyền nhiệt và kéo dài thời gian đun nấu. Thêm vào đó là điện năng tiêu hao nhiều, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như khó thở, tức ngực, thậm chí là ung thư chỉ vì uống nước có gỉ sét.
Cách khắc phục: Mua ấm siêu tốc mới để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho gia đình.
Cách sửa ấm siêu tốc chưa sôi đã ngắt
Nếu thấy ấm tự động ngắt điện dù nước chưa sôi, rất có thể là do cặn hoặc tạp chất đọng lại đáy bình gây cản trở cho truyền nhiệt từ đế đến thân bình. Nếu lượng cặn bẩn quá nhiều sẽ khiến rơle hết nhạy, dẫn đến đo sai nhiệt và tự tắt nguồn.
Cách khắc phục: Thường xuyên vệ sinh phần đáy ấm bằng các nguyên liệu đơn giản như chanh tươi, giấm ăn hoặc muối trắng. Đợi khoảng 2 tiếng rồi tráng lại bình bằng nước sạch.
Sửa ấm siêu tốc không sáng đèn khi đun
Ấm siêu tốc không sáng đèn khi đun là lỗi khá hiếm gặp, chủ yếu là do đèn hỏng hoặc mạch điện có vấn đề.. Trong trường hợp này, bạn nên tháo ra và kiểm tra xem đèn báo có bị cháy hay không, nếu cháy thì thay mới là được Nếu chưa cháy thì chỉ có thể là do mạch điện hỏng. Lúc này, không nên tự sửa ấm siêu tốc mà hãy mang ra cửa hàng để được hỗ trợ.
Sửa ấm siêu tốc bị cháy
Ấm siêu tốc bị cháy không thể tự sửa tại nhà. Bạn cần mang ấm ra trung tâm sửa chữa, bảo hành để được thay mới các linh kiện hư hỏng nhanh chóng để đảm bảo an toàn. Nếu bình hư hỏng quá nặng, tốt nhất hãy sắm bình đun mới để tiết kiệm chi phí.
Sửa ấm siêu tốc kêu to, có mùi khét khi đun
Cặn bẩn dày tích tụ trong bình không chỉ khiến bình tự ngắt điện mà còn phát ra âm thanh rất to trong quá trình đun nước. Đây là dấu hiệu cho thấy bình siêu tốc đã hết thời hạn sử dụng,
Cách khắc phục: Lời khuyên chân thành cho bạn khi ấm siêu tốc kêu to, có mùi khét khi đun là sắm một chiếc bình mới. Việc sửa ấm siêu tốc trong hoàn cảnh này chỉ thêm tốn kém, lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, dễ gây hiểm cho người sử dụng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng ấm siêu tốc chi tiết và an toàn nhất
Một số câu hỏi thường gặp khi sửa bình siêu tốc
Cách khử mùi ấm siêu tốc inox
Ấm siêu tốc mới mua về hoặc sau một thời gian dài thường có mùi khó chịu do không vệ sinh đúng cách. Dưới đây là một số mẹo khử mùi ấm siêu tốc cực đơn giản bằng chính những nguyên liệu thiên nhiên an toàn, hiệu quả, nhanh chóng.
- Khử mùi ấm siêu tốc bằng chanh tươi: Chanh có tính axit giúp khử mùi lò vi sóng, lò nướng, ấm siêu tốc rất hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt đôi quả chanh tươi, vắt chanh vào ấm rồi thả cả vỏ chanh vào, đổ thêm nước sạch đun sôi. Nước sau khi nguội đem đổ đi, tráng bình với nước sạch là hết mùi.
- Dùng baking soda khử mùi bình siêu tốc: Hòa tan khoảng 50 gram bột vào bình nước, đun sôi để nguội rồi ngâm thêm 1 tiếng đồng hồ. Rửa lại ấm siêu tốc lần nữa sẽ thấy mùi khó chịu hoàn toàn biến mất.
- Khử mùi ấm siêu tốc bằng giấm ăn: Đổ khoảng 500ml giấm vào bình siêu tốc cùng chút nước lọc, bật công tắc đun sôi. Đổ giấm đi rồi tráng lại ấm với nước sạch để loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Trong trường hợp đã áp dụng các mẹo trên mà ấm siêu tốc vẫn bám mùi khét, rất có thể đây là dấu hiệu ấm bị rò điện, sắp cháy cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, thay vì tìm cách sửa ấm siêu tốc thì bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.
Cách đấu trực tiếp ấm siêu tốc
Đấu trực tiếp ấm siêu tốc mà không cần đế ấm có thể là một giải pháp tạm thời trong trường hợp đế bị hỏng hoặc không có sẵn. Tuy nhiên, việc này cần phải thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn, vì các thiết bị điện có thể gây nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn cách đấu dây điện trực tiếp vào ấm, không cần dùng đế cực kỳ an toàn:
- Bước 1: Rút phích cắm ra khỏi ổ điện để đảm bảo an toàn
- Bước 2: Dùng tua vít tháo rời đế để lấy các dây điện nối từ phích cắm đến phần tử gia nhiệt của ấm. Trong đó bao gồm ít nhất hai dây chính: dây nóng và dây nguội, được nối vào các cực của phần tử gia nhiệt trong ấm.
- Bước 3: Dùng kìm cắt dây, nối dây nóng (thường là dây màu đỏ hoặc đen) và dây nguội (thường là dây màu xanh hoặc trắng) từ nguồn điện đến các cực của phần tử gia nhiệt. Đảm bảo rằng các kết nối chắc chắn và không bị lỏng.
- Bước 4: Bọc băng dính cách điện quanh các mối nối để tránh nguy cơ chập điện.
- Bước 5: Cắm ấm siêu tốc vào ổ điện và bật công tắc để kiểm tra xem ấm có hoạt động bình thường hay không.
Ấm siêu tốc loại nào tiết kiệm điện, ít bị hư hỏng?
Người dùng nên tìm mua ấm siêu tốc của các thương hiệu uy tín như Lock&Lock, Philips, Bluestone, Sunhouse,… để kéo dài tuổi thọ sản phẩm, hạn chế hư hỏng, thay mới.
Có thể bạn chưa biết? Cách luộc trứng bằng ấm siêu tốc đơn giản mà hữu ích
Trường hợp nào ấm siêu tốc hỏng không thể sửa tại nhà?
Nếu bình bị cháy, hư hỏng mức độ nặng thì tốt nhất bạn nên mang chúng đi sửa chữa và thay mới tại các cửa hàng bảo dưỡng thiết bị điện tử – đồ gia dụng. Trong trường hợp không thể sửa ấm siêu tốc do cháy, chảy nhựa hoặc chi phí sửa quá đắt đỏ, không đảm bảo ấm hoạt động tốt như ban đầu, hãy sắm một chiếc bình đun mới để tiết kiệm thời gian sửa chữa và giúp bình làm việc năng suất hơn.
Qua những thông tin mà Phúc Hòa vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm rõ cách sửa ấm siêu tốc tại nhà và các lỗi thường xuyên gặp phải. Các mẹo tưởng chừng như rất đơn giản này không chỉ không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị.