Sửa máy hút bụi cầm tay tại nhà không còn là việc quá phức tạp nếu bạn nắm rõ các nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục. Với các công cụ cơ bản và một chút kiến thức sửa máy hút bụi mini, bạn hoàn toàn có thể khôi phục thiết bị của mình mà cần tốn kém một đồng chi phí. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước sửa máy hút bụi không dây đơn giản cực tiết kiệm ngay tại nhà.
Nội dung chính:
Các lỗi hay gặp ở máy hút bụi mini
Trước khi bắt tay vào việc tự sửa máy hút bụi cầm tay tại nhà, người dùng phải nắm rõ các sự cố kỹ thuật thường gặp và nguyên nhân khiến máy vận hành kém.
Máy hút bụi không chạy
Máy hút bụi mini cầm tay không hoạt động có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch và tuổi thọ của thiết bị. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là máy hút bụi chưa được kết nối với nguồn điện hoặc cắm sạc sai cách. Pin yếu hoặc hỏng hóc do sạc sai cách hoặc cách sử dụng máy hút bụi không đúng, dùng quá lâu cũng là tác nhân khiến máy không có đủ năng lượng để vận hành.
Ngoài ra, bộ lọc và đường ống hút bị tắc nghẽn cũng có thể làm giảm lực hút hoặc làm máy ngừng hoạt động hoàn toàn. Các mảnh vụn, bụi bẩn có thể tích tụ trong bộ lọc hoặc ống dẫn, khiến máy phải hoạt động quá tải và gây hỏng hóc là điều khó tránh khỏi.
Hỏng hóc động cơ hoặc đứt dây điện bên trong cũng là một nguyên nhân khiến động cơ gặp trục trặc kỹ thuật. Việc sử dụng máy quá tải, hút các vật lớn hoặc sử dụng trong môi trường ẩm ướt cũng gây hại cho các bộ phận bên trong. cách sửa máy hút bụi mini trong trường hợp này là mở máy ra để kiểm tra dây dẫn và động cơ. Nếu phát hiện vấn đề, bạn có thể nối lại dây hoặc thay thế động cơ nếu cần thiết.
Đảm bảo rằng các bộ phận bên trong máy được lắp đặt đúng cách, vì một kết nối lỏng lẻo cũng có thể khiến máy hút bụi không chạy được. Sau khi kiểm tra và sửa máy hút bụi cầm tay, thiết bị có thể hoạt động trở lại như bình thường.
Máy hút bụi bị yếu
Một trong những lý do chính khiến máy hút bụi cầm tay mini bị giảm lực hút là do bộ lọc bị tắc nghẽn. Nếu không vệ sinh bộ lọc thường xuyên, bụi bẩn sẽ tích tụ và cản trở luồng khí, khiến máy hoạt động yếu hơn bình thường.. Ngoài ra, túi đựng bụi hoặc hộp chứa bụi quá đầy cũng có thể làm giảm lực hút của thiết bị.
Trước khi sửa máy hút bụi không dây, bạn phải kiểm tra xem ống dẫn hoặc chổi quét có bị tắc nghẽn bởi các mảnh vụn lớn, tóc hoặc lông thú cưng hay không. Đây đều là những yếu tố làm giảm luồng khí và lực hút so với thông số của nhà sản xuất.
Động cơ máy bị nóng
Máy hút bụi không dây bị nóng động cơ chủ yếu là do phải làm việc liên tục trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi. Động cơ hoạt động quá tải sẽ sinh ra nhiệt, khiến nó nóng lên nhanh chóng và có thể dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc tắc nghẽn bộ lọc hoặc đường ống hút cũng có thể gây ra hiện tượng này. Khi không khí không thể lưu thông dễ dàng, động cơ phải làm việc hết công suất để duy trì lực hút, từ đó sinh nhiệt làm nóng máy. Thói quen lười làm sạch và thay thế bộ lọc ở ống dẫn bụi cũng làm gia tăng nguy cơ động cơ máy hút bụi mini cầm tay bị nóng.
Trong một số trường hợp, động cơ bị mài mòn do sử dụng nhiều năm liền hoặc trục trặc từ các bộ phận bên trong như bạc đạn, dây curoa cũng làm nóng máy. Khi các linh kiện này không còn hoạt động trơn tru, ma sát sẽ tăng lên, dẫn đến hiện tượng quá nhiệt.
Cách sửa máy hút bụi cầm tay bị nóng động cơ là vệ sinh máy, kiểm tra bộ lọc và ống dẫn thường xuyên. Tránh sử dụng máy hút bụi quá lâu, thay vào đó nên nghỉ ngơi sau mỗi 15-20 phút. Nếu động cơ vẫn nóng bất thường, bạn phải mang máy đi kiểm tra và sửa chữa kịp thời tại các cửa hàng điện tử – điện lạnh.
Motor máy bị cháy
Cháy motor máy hút bụi là một sự cố nghiêm trọng, thường xảy ra do máy hoạt động quá tải hoặc các vấn đề kỹ thuật liên quan. Động cơ phải làm việc quá tải trong thời gian dài, không được nghỉ ngơi sẽ khiến nhiệt độ tăng cao, gây ra hiện tượng cháy cuộn dây bên trong.
Ngoài ra, motor kém chất lượng hoặc đã sử dụng lâu năm cũng dễ bị hỏng hóc. Để sửa máy hút bụi cầm tay bị cháy động cơ, cần thay thế bằng động cơ mới để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của máy. Ban cũng nên kiểm tra định kỳ và thay thế linh kiện khi có dấu hiệu hao mòn, đồng thời tránh cho máy hoạt động quá tải liên tục.
Máy hút bụi có mùi khét
Máy hút bụi có mùi khét thường là dấu hiệu cho thấy động cơ bị quá nhiệt hoặc tắc nghẽn hệ thống. Khi bộ lọc hoặc ống dẫn bị tắc, động cơ phải làm việc quá sức, sinh nhiệt và phát ra mùi khét. Ngoài ra, dây curoa hoặc các linh kiện bên trong bị mài mòn cũng có thể gây ma sát, dẫn đến cháy và phát ra mùi bất thường.
Nếu có mùi khét, bạn nên kiểm tra và vệ sinh bộ lọc, ống dẫn bụi, đồng thời xem xét tình trạng của dây curoa và các bộ phận khác. Nếu không tự khắc phục được sự cố này tại nhà, hãy mang máy đi sửa để tránh trình trạng hư hỏng nặng hơn.
Máy hút bụi kêu to
Máy hút bụi phát ra tiếng ồn lớn báo hiệu tình trạng tắc nghẽn ở bộ lọc, ống dẫn hoặc chổi hút. Nếu không được bảo dưỡng định kỳ, bụi bẩn hoặc mảnh vụn lớn có thể tích tụ, gây cản trở và tăng ma sát bên trong máy. Nhiều khi động cơ phải làm việc quá sức cũng khiến máy kêu to hơn bình thường. Do vậy, việc kiểm tra và vệ sinh định kỳ các bộ phận này là điều cần thiết để giảm tần suất sửa máy hút bụi cầm tay mắc phải các lỗi tương tự.
Hướng dẫn sửa máy hút bụi không dây đơn giản tại nhà
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sửa máy hút bụi cầm tay đơn giản tại nhà mà ai cũng có thể làm được:
– Bước 1: Kiểm tra kết nối với nguồn điện để chắc chắn máy hút bụi đã được cắm điện hay bật công tắc hay chưa. Bước này giúp xác định nguyên nhân máy không hoạt động và tìm cách khắc phục.
– Bước 2: Kiểm tra xem máy có nóng không bằng cách theo dõi chế độ tự ngắt khi quá nhiệt. Nếu chạm tay thấy máy nóng ran, bạn nên cho máy nghỉ 30 phút để làm mát động cơ trước khi khởi động lại.
– Bước 3: Kiểm tra độ trơn của trục, ổ trục và độ mài mòn của bàn chải điện để xem máy hút yếu không. Ngoài ra, kiểm tra túi đựng hoặc hộp chứa bụi, nếu đầy cần vệ sinh hoặc thay mới để tránh cản trở đường gió lưu thông, làm giảm lực hút của máy.
– Bước 4: Kiểm tra đường dây điện, dây nguồn có bị đứt, sờn hay tróc vỏ không. Nếu cần, phải thay mới toàn bộ để sửa máy hút bụi cầm tay tránh các sự cố kỹ thuật.
– Bước 5: Kiểm tra động cơ có hoạt động bình thường hay không để thay thế những bộ phận quan trọng đã hao mòn.
– Bước 6: Kiểm tra quạt có bị hỏng không. Nếu cánh quạt nóng, phải thay thế ngay để tránh ảnh hưởng đến các linh kiện khác.
Một số lưu ý khi sửa máy hút bụi mini
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình sửa máy hút bụi cầm tay:
– Ngắt kết nối nguồn điện bằng cách rút phích cắm trước khi tiến hành sửa chữa.
– Vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc và kiểm tra ống dẫn để tránh tắc nghẽn.
– Nếu động cơ bị nóng hoặc cháy, nên thay thế bằng linh kiện chính hãng để đảm bảo độ bền lâu dài.
– Tuyệt đối không nên tự ý tháo rời máy nếu không nắm rõ cách sửa máy hút bụi mini.
– Nếu đã thực hiện các bước sửa máy hút bụi không dây tại nhà mà máy vẫn không hoạt động, tốt nhất nên mang máy đến trung tâm sửa chữa uy tín.
Sửa máy hút bụi cầm tay tại nhà là cách khắc phục tiết kiệm thời gian và chi phí. Hy vọng với các bước sửa máy hút bụi không dây mà Phúc Hòa vừa chia sẻ, bạn có thể tự tin xử lý những lỗi cơ bản và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị của mình. Nếu vấn đề phức tạp không thể giải quyết, hãy cân nhắc đưa máy đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ tốt nhất. Tham khảo thêm tại website: https://phuchoa.com.vn/