Dịch COVID 19 đã làm ngành khách sạn điêu đứng như thế nào?

Dịch COVID đã làm cho ngành khách sạn điêu đứng như thế nào?  Xuất hiện từ cuối năm 2019 đầu năm 2020, đến nay những ảnh hưởng mà dịch bệnh covid gây ra không thể thống kê hết được. Và ngành kinh doanh khách sạn cũng không tránh khỏi những thiệt hại nặng nề bởi việc hạn chế đi lại, cấm tụ tập nơi đông người hay lệnh giãn cách, phong tỏa. Để tìm hiểu sâu hơn về những thiệt hại đó, các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây:
dịch covid 19 đã làm cho ngành khách sạn điêu đứng như thế nào
dịch covid 19 đã làm cho ngành khách sạn điêu đứng như thế nào

Những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19 đối với ngành khách sạn

Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và ngành khách sạn nói riêng. Bởi sự xuất hiện của dịch bệnh covid đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trong đó ngành khách sạn là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Bởi sự lây lan của dịch bệnh nên các quốc gia đều hạn chế đi lại, các hoạt động du lịch cũng buộc phải dừng. Và khi không có khách du lịch thì việc kinh doanh của các khách sạn rơi vào tình trạng ảm đạm.
Tổng quan chung về tình hình dịch bệnh năm 2020 đã khiến cho rất nhiều khách sạn phải đóng cửa bởi khách du lịch không có, khách sạn không đủ chi phí để chi trả lương cho nhân viên, rồi tiền mặt bằng, phí dịch vụ…
  • Điển hình nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang… khi mà nguồn khách nước ngoài chiếm đa số
  • Nhiều khách sạn ở phố cổ Hà Nội phải treo biển giảm giá phòng đến 60% nhưng vẫn rơi vào tình trạng lao đao
Khách sạn Hà Nội mùa dịch
Khách sạn Hà Nội mùa dịch
  • Rồi hàng loạt khách sạn phải đóng cửa trả mặt bằng.
  • Lượng khách du lịch đến các thành phố du lịch như Đà lạt, Nha trang, Đà Nẵng cũng giảm đáng kể dẫn đến nguồn thu của khách sạn cũng giảm đi

Ngành khách sạn chuyển mình sang khai thác khách hàng nội địa

Với sự nỗ lực của chính phủ, khi dịch bệnh được kiểm soát, nhà nước phải chuyển hướng sang phát triển du lịch nội địa để thúc đẩy ngành du lịch đi lên. Các chương trình kích cầu được phát động như chương trình tháng 5/2020 với chủ đề: người Việt Nam du lịch Việt Nam và Chương trình kích cầu du lịch nội địa Việt Nam” Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” diễn ra vào tháng 9 năm 2020.
Nhờ những chương trình này mà lần đầu tiên nhiều người được trải nghiệm những dịch vụ khách sạn đẳng cấp chỉ với mức chi phí trung bình. Tuy nhiên điều này cũng đã giúp cho các khách sạn có thêm nguồn thu.
Từ hiệu ứng tốt của chương trình tháng 5, lượng khách du lịch trong tháng 5,6,7 tăng mạnh nhưng dịch covid ở nước ta lại bùng nổ vào tháng 7/2020 khiến ngành du lịch khách sạn một lần nữa bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế chính phủ tiếp tục phát động chương trình kích cầu du lịch cho  những tháng cuối năm, khi mà nước ta đã kiểm soát tốt được dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm:

Khách sạn cần làm gì để thích ứng với mùa dịch

Khách sạn cần làm gì để thay đổi
Khách sạn cần làm gì để thay đổi
Dịch bệnh đã bộc lộ ra nhiều điểm yếu và hạn chế, qua đó thấy được những bài học đắt giá cho ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường, các đường bay quốc tế chưa được mở hết thì các khách sạn cần phải có những chiến lược để thay đổi, trụ vững giữa mùa dịch
Tổn thất là điều không thể tránh khỏi, nhưng những biện pháp sau đây sẽ là giải pháp giúp cho các doanh nghiệp có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này:

Tái cơ cầu nhân sự

Một bộ máy nhân sự cồng kềnh sẽ khiến cho khách sạn tốn rất nhiều chi phí để trả lương. Vì thế việc tái cơ cấu lại bộ máy nhân sự, sắp xếp các phòng ban là điều cần thiết. Và tận dụng trong giai đoạn này có thể đào tạo, nang cao trình độ, tay nghề cho nhân viên.

Tìm kiếm thị trường mới

Đối với các khách sạn chỉ phục vụ một thị trường thì thiệt hại sẽ càng nặng nề. Điển hình như những khách sạn chỉ phục vụ du khách Trung Quốc thì trong năm 2020 sẽ bị tổn thất rất nhiều. Bởi Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện dịch bệnh, và chính phủ nước này đã phong tỏa toàn bộ để dập dịch. Du khách Trung Quốc sẽ không thể đi du lịch trong một thời gian dài.
Và hiện nay thì các nước Mỹ, Ấn Độ, Nepal… cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng khi số ca mắc tăng lên từng ngày
Vì thế các khách sạn cần mở rộng thị trường hoạt động, nghiên cứu tâm lý khách du lịch của các quốc gia để thu hút thêm nhiều thị trường khác

Phát triển thêm các dịch vụ mới

Một số khách sạn có thể tận dụng những phòng trống để đưa ra các dịch vụ như:
  • Cho thuê văn phòng tạm thời
  • Đẩy mạnh dịch vụ ăn uống, phục vụ tiệc tận nơi…
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Đây chính là lúc mà các khách sạn cần tận dụng để duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua điện thoại, email, để gửi những chương trình ưu đãi, những dịch vụ mới hấp dẫn…
Khó khăn vẫn còn nhiều ở phía trước khi mà dịch bệnh chưa được kiểm soát. Nhưng với sự nỗ lực của các chính phủ, chúng ta tin rằng virus sẽ sớm bị tiêu diệt và cuộc sống của mọi người sẽ trở lại bình thường.

Có thể bạn quan tâm: