Khám phá quy trình dọn phòng khi khách hàng đang lưu trú

Để đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần chú ý dọn dẹp phòng ốc thường xuyên. Đặc biệt, quy trình dọn phòng khi khách hàng đang lưu trú phải được tuân thủ chặt chẽ. Vậy như thế nào là chuẩn quy trình vệ sinh buồng phòng khi có khách ở? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Thứ tự ưu tiên khi dọn phòng trong khách sạn

Thứ tự ưu tiên khi dọn phòng trong khách sạn
Thứ tự ưu tiên khi dọn phòng trong khách sạn

Trong quy trình vệ sinh, thứ tự dọn phòng cũng cần được sắp xếp khoa học để đảm bảo công việc đem lại hiệu quả cao. Trước mỗi ca làm việc, nhân viên buồng phòng có thể kiểm tra lại một lượt rồi tiến hành dọn theo quy trình. Sau đây là thứ tự dọn phòng mà chúng tôi gợi ý, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của khách sạn mình:

  1. VD (Vacant dirty) = Phòng trống bẩn; VC (Vacant clean) = Phòng trống sạch
  2. MUR (Make up room) = Khách chủ động yêu cầu dọn phòng; Phòng của V.I.P
  3. OCC (Occupied) = Phòng có khách đang lưu trú
  4. ED (Early departure) = Phòng trả sớm

Quy trình dọn phòng khi khách hàng đang lưu trú

Quy trình dọn phòng khi khách hàng đang lưu trú
Quy trình dọn phòng khi khách hàng đang lưu trú

Trong trường hợp khách hàng vẫn đang lưu trú tại khách sạn mà muốn dọn phòng, bạn phải làm như thế nào? Hãy tham khảo quy trình các bước mà chúng tôi chia sẻ sau đây:

Xin phép trước khi vào phòng

Khách sạn thường sẽ trang bị hai biển báo chỉ dẫn để khách hàng treo trên tay nắm cửa. Trước khi dọn phòng, nhân viên cần quan sát có biển treo trên tay nắm hay không. Nếu có biển yêu cầu dọn phòng hoặc không có gì, nhân viên có thể tiến hành dọn dẹp. 

Trước hết, gõ nhẹ vào cửa và giới thiệu về bản thân cùng mục đích dọn phòng. Sau 20 giây nếu vẫn không có phản hồi thì gõ cửa lần nữa. Nếu khách phản hồi không tiện để dọn phòng lúc này, nhân viên sẽ xin lỗi khách và quay lại sau. Tuyệt đối không được dọn phòng khi khách đang ở đó, trừ khi đó là yêu cầu đặc biệt từ khách. Sau ba lần gõ cửa, nếu khách vẫn không phản hồi, nhân viên mới có thể mở cửa vào để dọn phòng.

Nếu trên tay nắm cửa có treo bảng không làm phiền, nhân viên cần cập nhật tình trạng trong bảng theo dõi công việc và quay lại sau.

Mở cửa vào phòng

Khi đảm bảo không có khách ở trong phòng, nhân viên có thể mở cửa và bắt đầu dọn vệ sinh. Cửa phòng phải được mở đủ rộng và có chặn cửa để thông báo là căn phòng đang được dọn dẹp.

Đặt xe đẩy và các thiết bị làm việc

Bạn hãy đặt xe đẩy ở bên ngoài phòng, hướng xe chứa đồ có vải vào trong để thuận tiện lấy khi cần. Đưa các dụng cụ vệ sinh như chổi, khăn vào trong và dọn dẹp.

Mở rèm cửa và cửa sổ

Rèm cửa phải được kéo, buộc gọn lại với nhau. Nếu thời tiết cho phép, bạn có thể mở cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên khi làm việc.

Tắt hoặc điều chỉnh các thiết bị trong phòng

Kiểm tra và báo cáo tình trạng hoạt động của các thiết bị trong phòng, yêu cầu thay lắp khi cần thiết. Đồng thời, điều chỉnh các thiết bị điện như điều hòa, đèn theo quy định.

Nhặt bỏ rác trong toàn bộ phòng

Cần kiểm tra rác có lẫn vật dụng có giá trị hoặc đồ dùng nào khác hay không, đặc biệt kiểm tra ở gầm giường, tủ,… Nếu phát hiện, nhân viên cần báo ngay cho giám sát ca.

Sau đó, tiến hành đổ rác vào túi đựng rác trên xe đẩy. Với khay thức ăn, bát, đĩa, ly từ dịch vụ phòng (Room Service), nhân viên cần liên hệ để trả lại bộ phận F&B.

Kiểm tra đồ cần bảo dưỡng, sửa chữa

Tiếp theo, nhân viên cần kiểm tra xem có đồ nội thất hoặc thiết bị gì cần sửa chữa hoặc thay thế hay không. Bạn cần báo cáo ngay cho giám sát ca để đảm bảo tiến độ công việc.

Tháo, loại bỏ đồ vải bẩn

Dọn ga giường
Dọn ga giường

Đầu tiên, nhặt đồ trên giường của khách để lên bàn. Sau đó tiến hành tháo ga giường, vỏ gối, vỏ chăn, kiểm tra miếng lót đệm, bề mặt đệm. Chú ý xem đồ cá nhân của khách có lẫn vào đồ bẩn của khách sạn hay không. 

Tiếp đến, kiểm tra khu vực phòng tắm, vệ sinh và thu dọn đồ bẩn. Đồ bẩn sẽ được để tại túi chứa đồ ở xe đẩy. Lưu ý phân loại giữa đồ khô và đồ ướt để đảm bảo vệ sinh cũng như tiện cho việc làm sạch sau đó.

Thay đồ vải sạch

Sau khi đã thu dọn hết đồ bẩn, bạn cần thay đồ vải sạch cho khách. Chú ý, tay phải khô và sạch trước khi thay đồ.

Làm sạch bụi

Tiếp tục dùng khăn và máy hút bụi để làm sạch bề mặt, đồ vật. Với những vết bẩn khó lau chùi, bạn có thể xịt dung dịch vệ sinh chuyên dụng lên khăn và lau. Không xịt trực tiếp lên bền mặt. Không tự ý di chuyển hoặc tháo rời đồ đạc của khách.

Kiểm tra, bổ sung đồ dùng trong phòng

Kiểm tra số lượng đồ dùng trong phòng. Với đồ ở quầy mini bar, chỉ bổ sung khi khách yêu cầu. Các vật dụng cần kiểm tra và bổ sung như: danh bạ, văn phòng phẩm, gạt tàn, giấy ăn, cốc, thực đơn, biển báo, giỏ – danh mục giặt là…

Hút bụi – lau sàn

Thực hiện hút bụi từ cuối phòng ra đến cửa. Đặc biệt chú ý gầm giường, gầm bàn, các khe, góc phòng. Đối với sàn gỗ hoặc gạch men, nhân viên cần lau sạch bằng nước lau sàn.

Dọn nhà vệ sinh

Dọn nhà vệ sinh
Dọn nhà vệ sinh

– Rửa ly và cốc, sau đó úp ngay ngắn, đúng vị trí
– Vệ sinh phòng tắm, phòng vệ sinh, bồn tắm, bồn rửa mặt, nhặt rác ở lỗ thoát nước.
– Lau sạch bề mặt gương
– Bổ sung giấy vệ sinh, kem đánh răng, sữa tắm,… nếu cần
– Dọn sạch sàn nhà

Kiểm tra lại toàn bộ phòng

Kiểm tra toàn bộ căn phòng theo tiêu chuẩn vệ sinh. Phòng phải thoáng mát, sạch sẽ, không có mùi lạ. Không để quên dụng cụ vệ sinh trong phòng. Ngoài ra, nhớ chú ý đóng cửa sổ và kéo rèm lại. Cuối cùng, điền vào báo cáo tình trạng buồng phòng là phòng đã được vệ sinh.

Ra khỏi phòng và đóng cửa

Cuối cùng là di chuyển các vật dụng vệ sinh ra xe đẩy. Đóng cửa và khóa phòng cẩn thận.

Xem thêm: 

Vì sao nghiệp vụ dọn phòng lại quan trọng?

Đào tạo nhân viên dọn phòng

Dọn phòng là điều cần thiết để duy trì vệ sinh cho cơ sở kinh doanh, ngoài ra, vệ sinh phòng khách sạn còn đem lại những lợi ích sau đây.

Đảm bảo trải nghiệm dịch vụ tốt cho khách hàng 

Khách hàng khi lựa chọn dịch vụ lưu trú thường cân nhắc đến yếu tố vệ sinh đầu tiên. Dù mục đích của khách hàng là nghỉ dưỡng hay công tác thì họ đều mong đợi một không gian sạch sẽ, thoáng mát. 

Điều này đặc biệt quan trọng với những khách ở lần đầu. Trải nghiệm tốt sẽ giúp khách hàng quay lại vào những lần sau. Hơn thế nữa, đây sẽ là tiền đề tốt để khách hàng giới thiệu dịch vụ đến người thân, giúp mở rộng tệp khách hàng. Nếu khách sạn không thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở lưu trú khác nhau, rất khó để cạnh tranh tốt.

Bảo vệ sức khỏe của con người

Nếu phòng ở không được vệ sinh cẩn thận, theo quy trình và thường xuyên thì sức khỏe của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi tính chất của mô hình kinh doanh, khách sạn sẽ tiếp rất nhiều lượt khách một ngày. Chính vì vậy, vệ sinh phòng giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm mốc, giúp tránh các bệnh lây truyền về da hoặc hô hấp.  

Nâng cao độ bền đẹp của các đồ dùng

Cuối cùng, vật dụng trong phòng nếu thường xuyên được dọn dẹp sẽ có độ bền cao hơn. Khi vệ sinh phòng, nhân viên cũng có thể kiểm tra qua các đồ dùng này. Nếu phát sinh các sự cố hư hỏng thì khách sạn sẽ nhanh chóng khắc phục, tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng.

Quy trình dọn phòng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, đem lại kết quả tốt hơn cho cơ sở kinh doanh. Từ đó, khách sạn dễ dàng lấy được thiện cảm từ phía khách hàng. Trên đây là những bước cơ bản nhất để dọn phòng khi có khách lưu trú, bạn có thể tham khảo và áp dụng trong tương lai.

 

Có thể bạn quan tâm: